Thiết kế không gian phòng bếp luôn là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều gia đình, đặc biệt là vị trí các khoang tủ bếp. Các khoang bếp cần phải bố trí vừa hài hòa vừa thẩm mỹ, tiện lợi cho việc nấu ăn. Nhờ vậy, nó sẽ mang đến nhiều cảm hứng cho nữ chủ nhân ngôi nhà. Vậy thì những cách bố trí nào thường được nhiều người ưa chuộng? Các bạn hãy cùng Nội Thất Home Mây (noithathomemay.com) theo dõi bài viết ngay bên dưới nhé!
1. Bố trí vật dụng khu vực sơ chế
Một trong những khu vực chủ yếu của mọi không gian bếp đó là khu vực sơ chế đồ ăn. Tại đây các bà nội trợ thường sẽ đặt các dụng cụ làm bếp như dao, kéo, dao gọt, cối, chày…Thông thường, vị trí khoang tủ bếp của khu vực sẽ được đặt giữa khu vực chậu rửa và khu vực nấu ăn. Điều này nhằm đảm bảo cho việc nấu nướng được thực hiện đúng trình tự và dễ dàng hơn. Các đồ dùng, dụng cụ để sơ chế đồ ăn cũng thường được đặt tại tủ bếp dưới và cất gọn một cách cẩn thận nhằm tránh làm người sử dụng bị thương.

2. Sắp xếp khu vực nấu ăn
Một trong những vị trí quan trọng khác là khu vực nấu ăn. Do đó, bạn cần lưu tâm hơn khi sắp xếp vật dụng tại nơi này. Đây chính là nơi đặt bếp chính và là trung tâm của toàn bộ căn bếp. Thông thường, tại đây gia chủ sẽ có một số đồ dùng để nấu ăn như bếp ga, bếp từ, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi… Phần tủ bếp dưới của khu vực này thường dùng để cất giữ các món đồ như xoong nồi, chảo, niêu…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một điều quan trọng là không nên bố trí khu vực nấu ăn cạnh bồn rửa. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo ra thủy – hỏa xung khắc, một trong những điều tối kỵ trong phong thủy. Ngoài ra, đây cũng là lý do tại sao khu vực nấu ăn và khu vực chậu rửa thường bố trí ngăn cách xa nhau.
3. Bố trí khu vực chậu rửa
Vị trí các khoang tủ bếp không thể thiếu trong mọi gia đình chính là khu vực chậu rửa. Thông thường, trong nhiều thiết kế bếp sẽ tuân theo thứ tự sắp xếp lần lượt là khu vực rửa – khu vực sơ chế – khu vực nấu ăn. Việc này nhằm tạo nên sự thuận lợi, tuân theo các bước trong quy trình nấu ăn.

Ngoài ra, tủ bếp bên trên khu vực chậu nước này còn có một số ngăn tủ chứa đồ dùng, đồ khô và khu vực để bát đĩa… Phía dưới được sử dụng để đặt các vật dụng chùi rửa và thùng rác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng để đặt các ngăn kéo hoặc kệ để đựng đồ được dễ dàng hơn.
4. Bày trí khu vực đặt đồ khô
Khu vực để đồ khô sẽ chứa các đồ dùng như gạo hoặc các loại gia vị hay đồ hộp, thực phẩm khô… Thông thường, chúng sẽ được đặt trong các ngăn kéo, ngăn tủ ở bên dưới hoặc gần vị trí khu vực nấu ăn. Nhờ vậy các bạn sẽ dễ dàng lấy những đồ dùng cần thiết trong lúc nấu nướng. Ngoài ra, khu vực cất giữ thực phẩm chiếm khá nhiều diện tích nên thường được ưu tiên các ngăn tủ lớn hoặc sử dụng nhiều ngăn. Vậy nên việc đặt vị trí các khoang tủ bếp ở đây là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, các cô nàng yêu bếp cũng cần lưu ý, ngăn chứa thực phẩm thường dễ bị tấn công bởi các loại côn trùng, vi khuẩn. Do đó, bạn cần chú trọng việc giữ gìn vệ sinh và thường xuyên lau dọn khu vực này.
5. Sắp xếp vị trí đặt bát dĩa
Nhắc đến vị trí các khoang tủ bếp thì không thể bỏ lỡ vị trí đặt bát đĩa. Tại đây sẽ là nơi cất giữ các đồ dùng như bát đĩa, cốc, hộp cất giữ thực phẩm, vật dụng làm bếp chủ yếu… Bởi lẽ, chúng là những món đồ thường xuyên được sử dụng nên cần bố trí gọn gàng, ngăn nắp nhằm giúp người sử dụng thuận tiện hơn khi thao tác. Trong nhiều gia đình, kệ bát đĩa cũng có thể được để ở gần khu vực chậu rửa nhằm giúp việc cất bát đĩa thuận tiện hơn. Đồng thời, nó cũng hạn chế việc nước làm ướt tủ bếp.

Một số đồ dùng nhà bếp khác như xoong, chén, tô,… thì vẫn nên được đặt ở kệ đặt riêng biệt, giúp thuận tiện và tránh va chạm mạnh khi lấy. Thông thường, các đồ dùng có khối lượng nặng nên được đặt phía dưới tủ. Điều này giúp làm giảm áp lực trọng lượng cho đồ dùng cũng giảm thiểu thiệt hại nếu có trường hợp xấu xảy ra.
6. Một số cách bố trí vị trí các khoang tủ bếp hợp lý
Sau đây là một số kích thước chuẩn các khoang tủ bếp, tủ mây tre, tùy vào chiều dài tủ bếp nhà mỗi gia đình mong muốn. Các bạn có thể tham khảo để có được những lựa chọn kích thước thật hợp lý.
- Kệ bát tủ phía trên : kích thước của tủ khoảng 600, 700, 800, 900 mm với kích thước lòng tủ là 560, 660, 760, 860 mm
- Ngăn kéo chứa xoong nồi, bát đĩa tủ bên dưới có kích thước khoang tủ : 600, 700, 800, 900 mm với lòng tủ là 560, 660, 760, 860 mm
- Kệ đựng dao thớt, gia vị, chai lọ kích thước khoang tủ tầm 250, 300, 350, 400 mm
- Kích thước khoang tủ chứa thùng gạo là 200, 300, 400, 450 mm
Dưới đây là một số vị trí các khoang tủ bếp điển hình với thiết kế tối ưu cho không gian sống.

Đối với tủ bếp chữ I: Những mẫu thiết kế tủ bếp chữ I thường rất thích hợp với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Mẫu bếp này thường có dạng bố trí khu đun nấu liền kề với khu rửa bát. Bên cạnh đó, chúng vẫn có thể đảm bảo độ thông thoáng.
Đối với tủ bếp chữ L: Thiết kế theo lối chữ L là một trong những phong cách bếp thông minh. Theo đó, chúng ta có thể tận dụng triệt để không gian góc nhà – một trong những vị trí ít sử dụng. Với mô hình bếp này, chúng ta dễ dàng tách rời phần bếp khô với khu vực rửa chén ẩm ướt.
Một số kiểu bố trí khác: Bên cạnh kiểu bố trí chữ I hay chữ L thì nhiều hộ gia đình cũng rất ưa chuộng lối thiết kế theo chữ U hay những mô hình đảo bếp ấn tượng.
Trên đây là bài viết tổng hợp về các cách sắp xếp vị trí các khoang tủ bếp sao cho thật hiệu quả nhằm mang lại một không gian bếp sạch đẹp, ngăn nắp. Từ đó, nó có thể truyền nhiều cảm hứng hơn cho nhiều người yêu bếp. Hy vọng bài viết này là gợi ý thích hợp cho các bạn trong việc giữ gìn gian bếp nhé. Để biết thêm thật nhiều thông tin hơn nữa, hãy liên hệ với Nội Thất Home Mây
Nội thất Home Mây chuyên cung cấp các sản phẩm nội thất mây tre tại Đà Nẵng và trên toàn quốc. Cam kết sản phẩm chất lượng cao với mức giá ưu đãi nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Email: Ceo@noithathomemay.com
-
Số điện thoại: 0935.026.802 – 0774.798.147
- Website: noithathomemay.com
Trên đây là bài viết về sự bố trí vị trí các khoang tủ bếp mà Nội Thất Home Mây (noithathomemay.com) muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích.